Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2008

Chủ nhật 30-11-2008, hôm hay là đám cưới anh Hòa Thí nghiệm !


- Hôm nay đám cưới anh Hòa, anh em trong công ty đi khá đông đủ nên cũng vui. Mình, anh Tỏ và Quý đứng đón khách dùm. Quay đi quay lại tí hết chỗ ngồi, đành phải ngồi ở một cái bàn lạ hoắc, chẳng quen ai cả, thiệt quê dễ sợ luôn.
- Ăn được 3 món thì mình xách ly sang khu vực công ty để giao lưu, bên đây không khí vui hơn thật. Mình đi cũng khá nhiều vòng đấy, công tư có cả.
- Vui quá nên uống cũng hơi nhiều, không say lắm nhưng cũng tê, về ngủ một giấc sướng luôn.

Hôm nay rảnh tự dưng đọc được mấy bài trên báo Tuổi Trẻ cảm động quá!!!



Phóng sự - Ký sự

Thứ Sáu, 28/11/2008, 03:26 (GMT+7)
Nước mắt chảy xuôi
Kỳ 1:
Bà cụ bắt tép nuôi con
TT- Một người mẹ 80 tuổi vẫn ngày ngày mò mẫm ngoài đồng để nuôi chồng mù và con liệt, một bà mẹ tuổi 83 vẫn lận đận lo cho bốn đứa con mù, một người cha già yếu ngày ngày đi bốc vác để nuôi con…
Mắt họ đã mờ, lưng họ đã còng, lẽ ra đã được vui nhàn tuổi già, nhưng vì cảnh nghèo, con cháu bệnh tật, những người mẹ, người cha vẫn lặn lội thân cò. Nước mắt vẫn chảy xuôi. Bóng những người mẹ, người cha như biển hồ lai láng.
Bà cụ cặm cụi lột vỏ sắn. Mái tóc đời người 80 tuổi đã rụng thưa, bạc trắng như mây. Manh áo sờn rách không đủ ấm trong gió mùa đông bắc. Cụ co ro người làm tấm lưng còng càng gập thêm. Kế bên, con trai cụ cũng bị gù lưng, co rút người sát đất. Anh 40 tuổi rồi nhưng cụ vẫn thương lo như con trẻ lên năm.
Về xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) hỏi thăm cụ Lý nhưng chẳng ai biết tên. Đến khi hỏi người chồng mù và đứa con tật nguyền, mọi người mới chỉ chính xác. Hình như chính bà cụ cũng quên mất tên mình. Bởi từ lâu lắm rồi cụ đã là chiếc bóng, là đôi mắt, đôi chân của chồng con bất hạnh. Buổi sáng, bà cụ ngồi lột vỏ sắn.
Trong góc nhà ẩm thấp, ông cụ co ro trên chiếc giường ọp ẹp. Nghe ông ho sù sụ từng cơn, bà cụ lo lắng ngẩng lên phều phào: “Lẽ ra tôi đã ở ngoài đồng đặt trúm rồi. Nhưng ông nhà yếu quá nên không dám đi. Vợ chồng sống với nhau trọn đời, lỡ không được nhìn nhau lần cuối thì đau lòng lắm!”. Rồi bà âu yếm nhìn con đang co ro cạo sắn với mẹ: “Mà cũng thương ông lỏi con này. Nó hay nghe bạn ghẹo, buồn đi lang thang”.
Bà cụ có mười người con nhưng giờ chỉ còn một người bên mình. Họ đều được đặt những tên phúc đức, may mắn, mong đời đỡ khổ. Nào ngờ ông trời vẫn bắt đi ba con trai, hai con gái. Người con Lê Quang Phúc, sinh năm 1968, may mắn hơn các anh, nhưng đến 9 tuổi bỗng phát bại liệt. Vợ chồng cụ gạt nước mắt, vét bán đồ nhà, rồi vay mượn hàng xóm, bế con đi chữa trị khắp nơi. Thương con, họ mời cả thầy thuốc từ miền Nam ra, nhưng cuối cùng đành bất lực. Chân Phúc ngày càng khô quéo, khẳng khiu như cành khô. Tấm lưng cứ gù to ra làm người anh co rút lại, mọi di chuyển chỉ trông chờ đôi tay.
Vài năm sau mắt người chồng Lê Quang Hậu cũng mờ dần rồi mù hẳn. Gánh nặng gia đình ập xuống vai bà cụ và các con gái may mắn lành lặn. Nhà chỉ có ba sào ruộng không đủ ăn, các cô gái phải đi cấy thuê. Còn cụ ngày đêm mò mẫm ngoài đồng đặt trúm tôm tép. Cụ nhớ lại đời mình, thấy việc lam lũ đeo đẳng đời khổ của cụ từ thuở chưa lấy chồng. Thương cha mẹ già, các cô gái nguyện ở vậy lo nhà, nhưng cụ nhất quyết bắt đi lấy chồng.
Thắp nén nhang lên bàn thờ, cụ khóc với các con: “Cha mẹ cũng sẽ ra đi. Các con không thể tự làm khổ đời mình! Lúc già cả các con nương tựa vào đâu”. Thế rồi bốn cô lần lượt gạt nước mắt, lạy cha mẹ về nhà chồng. Cô út nấn ná mãi cũng đến ngày rời gia đình. Nhưng ông trời vẫn không chiều những cái tên may mắn của họ. Các gia đình mới tiếp tục khốn khó. Các cô gái quá vất vả nuôi con, chẳng có gì chia sẻ với mẹ.
“Đời tôi là chồng con”
Dừng tay lột sắn, bà cụ khó nhọc chống gậy vào nhà múc bát cháo cho chồng. Ngoài sân, bóng gầy yếu của bà che lên người con bại liệt. Vào nhà, chiếc bóng ấy lại bao bọc người chồng bệnh tật nằm liệt giường. “Chắc lần này ông trời sẽ cho tôi đi để bà đỡ vất vả mà lo cho con” - ông Hậu đỡ bát cháo, phều phào với vợ.
“Nói dại mồm! Ông mà chết thì con với tôi buồn lắm” - bà cụ gạt nước mắt, an ủi ông. Rồi gượng cười, bà chỉ chiếc quan tài ở góc nhà: “Số ông nhà tôi cao lắm! Bốn lần ngưng thở rồi mà vẫn không rời vợ con. Tôi đã dành dụm tiền bán tép đóng cho ông cái áo gỗ cả mười năm nay, nhưng chỉ mấy ông hàng xóm phải mượn để rồi con cháu đóng trả”. Nghe vợ nói ông cụ bật cười, nước mắt chảy dài trên gương mặt xanh xao.
Bà cụ lại nhìn con, tâm sự: “Đời già rồi cũng phải về với ông bà, chỉ thương thằng Phúc”. Bà dụi mắt quay đi để Phúc không thấy bà khóc. Bà nói sao trời không đổ bất hạnh của con vào bà. Bà nhớ hồi Phúc học hết lớp 2 thì phải nghỉ vì bại liệt. Bạn xóm trêu Phúc “què”, anh tự ái lắm. Một ngày, anh trốn mẹ lê lết ra bờ đầm đặt trúm tép để đỡ mẹ và cho bạn biết mình không què. Loay hoay, Phúc rơi tõm xuống đầm. Anh đang chới với sắp chìm thì người làng phát hiện, vớt kịp. Bà cụ nghe hàng xóm í ới, lập cập ra đón con. Suốt đêm đó cụ khóc với con: “Ông trời đã bắt vậy thì cam chịu con ạ. Hi vọng đời sau con may mắn hơn. Có gì mẹ không sống được đâu!”.
Phúc thương mẹ nhưng tính anh hay tủi. Có lần bị bạn ép rượu, ghẹo: “Cái thằng không ích gì cho xã hội, cả đời chỉ biết cái tổ của mẹ”. Thế là Phúc buồn, lê ra đường xin xe đi xuống tận Vĩnh Phúc. Anh lang thang vài ngày thì lạc đường. May có người tốt bụng gọi điện thoại về UBND xã báo tin cho mẹ. Đường xa, bà cụ không đi đón nổi con, phải bán chiếc xe đạp duy nhất trong nhà nhờ người tìm anh. Rồi bà chống gậy ra tận đầu làng đón anh. Mẹ con gặp nhau không ai nói được lời nào chỉ lăn dài nước mắt. “Thằng Phúc hay tủi nhưng thương mẹ lắm!”, bà nói. Người con 40 tuổi, nhưng với bà vẫn còn là trẻ thơ.
Miên man tâm sự, bà cụ ít nói về mình mà cứ nhắc chồng con. Nhưng tôi cảm nhận được tình thương bao la của bà cụ ẩn trong từng lời nói, ánh mắt. Nhiều lần dầm nước đồng rét quá lâu, bà bị kiệt sức, phát bệnh liệt giường, rồi bệnh hen suyễn cứ tái phát. Bà vẫn cố gượng dậy xoay xở cân gạo, thổi cơm cho chồng con. Hàng xóm qua thăm thấy bà thắp nhang lạy bàn thờ: “Xin đừng bắt tôi đi trước chồng con!”. Lúc chia tay, tôi hỏi mãi nhưng bà cụ vẫn không chịu kể tên đầy đủ của mình. Cụ nói: “Cứ gọi tôi là Phúc”. Một đời vì chồng con, đến tên mình cũng muốn là của con. Thôi thì tôi xin gọi là bà cụ bắt tép nuôi con.
Bà cụ là chỗ dựa của người con 40 tuổi - Ảnh: Quốc ViệtNgôi nhà lá rách nát trên đồi vắng ngày càng nghèo khó. Cuộc sống của người chồng mù và đứa con tật nguyền trông chờ vào bà cụ 80 tuổi gầy guộc, lưng còng. Thương chồng con, cụ ngày đêm mò mẫm ngoài đồng. Những ngày đông rét cắt da cụ co ro, tím tái, nhưng vẫn không rời trúm tôm tép. Cánh đồng đầy người nghèo kiếm sống, tôm cá ít dần. 70 trúm, ngày may mắn cụ được nửa ký, còn thường chỉ hai, ba lạng. Loại tôm nhỏ như tép bán chỉ được 4.000-5.000 đồng/lạng. Suốt đêm bì bõm ngoài đồng, cụ còn phải tranh thủ đi bán chợ sớm để đong gạo. Quãng đường vượt mấy dốc núi, cụ còng lưng lọm khọm đi từng đoạn và chỉ dám tựa vào gậy để nghỉ, vì nếu ngồi xuống sẽ khó đứng lên.
QUỐC VIỆT
------------------------------------------
Một người mẹ 83 tuổi nhiều lần vượt qua cái chết chỉ vì bốn núm ruột bất hạnh của mình còn đang sống. Người con cả 57 tuổi nói: “Mẹ vẫn phải lo cho chúng tôi như thời còn bé”.
Kỳ tới: Mẹ phải sống vì con

Phóng sự - Ký sự


getTimeString('2008/11/29 09:04:00');
Thứ Bảy, 29/11/2008, 09:04 (GMT+7)
Nước mắt chảy xuôi

Kỳ 2:
Mẹ phải sống vì con
TT - Bà cụ Kim Thị Linh lọm khọm, miệng móm, tóc bạc phơ, mắt nhập nhèm, lui cui trong bếp nấu cơm. Đã vài chục năm qua, ngày nào cũng vậy bà còng lưng lo từng bữa ăn cho những người con mù. Đáng thương hơn, anh Kim Sa Giang - một trong bốn người con của cụ, còn mắc thêm bệnh tâm thần.
Bà 83 tuổi, vậy mà vẫn bao la tấm lòng người mẹ, ước ao: “Tôi ngày càng yếu nhưng mong ông trời cho sống hoài để lo cho chúng nó”.
Gượng dậy nuôi con
Bà Linh hồi tưởng: “Lúc ổng sắp chết, tôi biểu cứ yên tâm, tôi sẽ thay ông nuôi nấng đầy đủ cho con cái. Giờ ngày mình càng già yếu, chắc không giữ đúng được lời hứa với ổng. Nhưng tôi chưa thể chết được, tôi chết thì ai lo cho các con tôi”. Dừng một lúc, lấy khăn chặm khóe mắt, bà Linh lại trầm tư: “Sinh các con ra lành lặn, nuôi đến lớn, chưa lập gia đình được cho chúng thì lâm bệnh. Tôi chỉ sợ một mai mình chết trước thì không biết các con tôi sẽ ra sao...”.Khi chúng tôi hỏi về gia đình bà Linh, ông Võ Trường Giang - chủ tịch xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, nơi bà sinh sống - xúc động nói: “Hoàn cảnh gia đình bà Linh đáng thương lắm. Một người mẹ đã 83 tuổi, đâu còn lao động được, vậy mà phải nuôi đến bốn người con mù”.
Đưa tay lên chặm nước mắt, chị cả Kim Thị Sao Huy, năm nay 57 tuổi, nói về mẹ mình: “Mẹ đã hi sinh cả đời cho chúng tôi. Nay mẹ chân yếu tay run mà vẫn phải lo cho chúng tôi như thời còn bé”. Chị Huy kể gần sáu tháng năm ngoái, mẹ bị bệnh liệt giường. Ba chị em mù lo lắng ngồi quanh mẹ. Người ngồi quạt, người cầm chén, muỗng rồi mò mẫm đút từng miếng cháo cho mẹ. Nhiều khi cháo chảy quanh miệng, chảy cả xuống tai mẹ. Rờ thấy, ba chị em cùng rưng rức khóc.
“Tôi thương mẹ bao nhiêu thì lại ghét cho việc vô dụng của mình bấy nhiêu. Nhiều lúc cả ba chị em bàn với nhau tìm cách cùng chết cho mẹ bớt khổ, nhưng nghĩ lại làm vậy có khi bà còn đau lòng hơn nên ráng sống”, chị Huy trầm tư.
Nghe con nói vậy, mắt cụ Linh lại ngân ngấn nước, thì thào: “Dạo đó tôi nghĩ mình chắc không qua khỏi. Thấy các con mù, không làm được gì, lòng đau như đứt từng khúc ruột. Tôi thầm nhủ ráng khỏe, phải sống để chăm lo cho con”.
Khi đó, từ thuốc nam cho đến thuốc bắc, thuốc tây, ai cho gì cụ Linh cũng uống. “Rồi ông trời phù hộ, tôi ráng gượng dậy, chiến thắng thần chết, tiếp tục lo cho chúng nó”, bà Linh nói rồi lại cười móm mém kể: Lần ấy, ba người con dìu bà ra sau nhà. Các chị mù đâu thấy gì nên phải nhờ đôi mắt sáng của bà chỉ đường. “Chúng vấp ngã. Bốn mẹ con nằm chồng lên nhau, lồm cồm bò dậy và khóc rồi lại cùng cười. Thật thấy cái khổ của mình cũng ngộ quá xá!”, bà Linh kể. Bà cho biết: “Nhiều khi tôi phải chọc cười để các con bớt suy nghĩ về hoàn cảnh của mình mà sống”.
Ngày ấy, cô gái Kim Thị Linh, người dân tộc Khơme, theo cha về ấp Sóc Chà B, xã Thanh Sơn lập nghiệp. Ngày ngày người con gái một Kim Thị Linh giúp cha làm ruộng, trồng lúa. Tại đây, Linh gặp ông Kim Huynh (cũng là con một) và kết duyên vợ chồng. Hai ông bà sinh được tám người con. Những người con thi nhau ăn, phổng phao, khỏe mạnh, chăm ngoan. “Các bà hàng xóm nói mày có nhiều con, ráng nuôi lớn lên chúng làm lụng tha hồ mà hưởng”, bà Linh ngồi nhớ lại.
Đông con, ít ruộng, bà Linh và chồng quần quật hết đồng nhà lại sang đồng người làm thuê. Tích cóp, hai ông bà cũng mua được 10ha đất trồng lúa. Bà Linh vui trong bụng vì kinh tế gia đình ngày càng khấm khá, con khỏe mạnh. Thế nhưng đùng một cái, hai người con lăn ra bệnh và mất ngay sau đó. Liên tiếp tai họa cũng giáng xuống đầu bà từ đó.
Kim Sa Giang, người con trai thứ của bà Linh, theo lời chị Sao Huy là “rất sáng dạ”. Giang học giỏi, cả nhà trông chờ, hun đúc cho cậu đến trường. Thế nhưng khi đang học lớp 7, tự dưng Giang nhức đầu dữ dội. Vợ chồng bà Linh đem con sang Cần Thơ rồi lên TP.HCM chữa trị nhưng các bác sĩ cũng không phát hiện bệnh gì. Mua một ít thuốc, hai ông bà đành đưa con về lại quê. Uống thuốc cũng không đỡ, những cơn đau đầu quật ngã Giang, buộc cậu phải nghỉ học. Không bao lâu sau mắt Giang mờ dần và không còn thấy gì. Tự ti, giam mình trong nhà, Giang lầm lũi sống. Trọn niềm hi vọng bà Linh đặt vào người con trai cũng tắt ngấm từ đó.
Đau hơn nữa, chỉ hai năm sau, người con gái lớn của bà - Kim Thị Sao Huy cũng mắc bệnh như Giang. 25 tuổi, chưa kịp lấy chồng, đời chị Huy bắt đầu chuỗi ngày đen tối như chính đôi mắt của chị chìm vào bóng đêm. Chưa hết bàng hoàng vì hai người con đầu không còn thấy gì, ba năm sau cả hai người con gái thứ ba, thứ tư là Kim Thị Sa Phanh và Kim Thị Sóc Kha lại chìm vào những cơn đau đầu triền miên. Chỉ vài tháng sau đôi mắt của cả hai chị đều không còn thấy gì nữa. Khi đó Phanh mới 19 còn Kha bước vào tuổi 17, chưa một lần yêu và đến nay vẫn chưa có chồng.
“Mỗi khi đi làm đồng về, nhìn các con bị bệnh tôi chỉ còn biết khóc và lại quần quật làm để mong kiếm tiền chữa trị cho chúng”, bà Linh hồi tưởng những ngày khốn khó. Thế nhưng tai họa vẫn chưa buông tha bà, người con trai Kim Sa Mết còn lại cũng lâm bệnh và mù. Hai năm sau, khi bị bệnh sốt xuất huyết, anh Mết “tử thủ” không cho ai đưa đi bệnh viện, quyết nằm nhà chờ bệnh hành hạ cho đến chết ở tuổi 40. Trước cái chết của người anh cộng với nỗi đau bệnh tật của các chị, thương mẹ cha từ đó Kim Sa Giang lâm bệnh tâm thần.
Năm nay anh Giang đã 55 tuổi, chị Sao Huy 57 tuổi, Sa Phanh 45 tuổi và Sóc Kha cũng vừa bước sang tuổi 42. Tuổi anh chị bao nhiêu thì cũng là bấy nhiêu năm vợ chồng bà Linh phải còng lưng lao động quần quật kiếm tiền lo cho đàn con. Do lao động cực nhọc, cách nay bốn năm ông Kim Huynh lâm bệnh qua đời, bỏ lại bà một mình và bốn người con mù lòa. “Chúng tôi ao ước ai đó cho mình công việc thích hợp để làm, phụ giúp mẹ già nhưng bao năm rồi không có. Ở cái ấp vùng sâu vùng xa này chỉ rặt một nghề làm nông, ai cũng nghèo nên ít khi thuê mướn. Có thuê chúng tôi cũng không cấy giặm hay nhổ cỏ chi được vì mù mà”, chị Sa Phanh nói.
Từ ngày các con rồi chồng bị bệnh, bà Linh phải bán lần 10ha ruộng để lo chạy chữa và đong gạo ăn cho cả nhà, bây giờ chỉ còn đúng ba công đất. Đó là số đất bà Linh quyết giữ lại để làm lúa hai vụ được chừng 100 giạ, trừ phân tro hết khoảng 60 giạ, số còn lại xay gạo mẹ con ăn cầm chừng sống lây lất qua ngày. Cả năm mẹ con không còn khả năng lao động, hễ nghe đâu có cúng, làm phước bà Linh lại vác bị đi xin về nuôi các con. Không cầm được lòng, Kim Sa Phon, 51 tuổi, người con duy nhất của bà Linh không mắc bệnh, gần đây đã đem hai con nhỏ về nhà và đi làm thuê phụ thêm mẹ nuôi các anh chị bệnh.
Quê nghèo chỉ quanh quẩn vài việc làm cỏ, cấy giặm nên mẹ con bà Linh cũng phải bữa cơm bữa cháo qua ngày.
NGUYỄN ĐỨC TUYÊN
___________________
Bà cụ 84 tuổi, mù lòa, ngày ngày bán nước chè nuôi người con bại liệt. Bà không sợ khổ, không sợ chết mà chỉ sợ cô con gái sẽ ra đi trước mình.
Kỳ tới: Thương con ai kể tháng ngày
Chủ Nhật, 30/11/2008, 00:20 (GMT+7)
Nước mắt chảy xuôi
Kỳ 3:
Thương con ai kể tháng ngày
Ngày và đêm, cụ Yến vẫn ngồi bán hàng giữa hai gốc cột điện - Ảnh: Quốc Việt
TT - Hà Nội, một chiều đông, mưa phùn nhớp nháp. Những người có việc phải ra đường co ro trong nhiều lớp áo choàng kín ấm. Bà cụ 86 tuổi vẫn manh áo mỏng phong phanh, ngồi lặng lẽ dưới cột điện đầu phố Bảo Khánh gần bờ hồ Gươm.
Chiều nhập nhoạng chuyển dần sang tối. Chẳng mấy người đoái hoài cái giỏ hàng lèo tèo vài chai nước suối, gói thuốc lá đang để bên chân cụ. Trời lại trở mưa phùn nặng hạt, hơi rét mùa đông càng thêm cắt da thịt. Nhưng bà cụ vẫn cố ngồi vì ở căn nhà thuê còn người con bệnh tật đang trông mẹ mang chén cơm trở về.

Bóng mẹ bên đường
Khi đèn đường hắt bóng trên phố, một người đàn ông thấp nhỏ, xanh xao xuất hiện dẫn bà cụ đổi chỗ qua bán hàng bên bờ hồ. Khách qua đường giờ mới biết cụ mù khi cụ giơ tay quờ quạng theo sau lưng người đàn ông. Tuổi tác đã đè nặng trên thân gầy. Từng bước chân già nua run rẩy, lập cập chực té. Mái tóc bạc phơ xõa tung trên gương mặt khắc khổ, nhăn nheo. Bờ hồ trống trải trước gió mùa đông bắc. Cụ co ro ngồi nép mình bên gốc cây.
Tôi mua chai nước và vài gói kẹo. Cụ chép miệng: “May quá, đã có người mở hàng!”. Đồng hồ chỉ 21 giờ, bà cụ đã ngồi bên đường từ sáng sớm! Cụ tâm sự chuyện đời mình: “Mắt tôi lòa gần 20 năm, nhưng vẫn phải cố vì con cái nghèo quá. Anh con trai đột ngột bệnh mất. Còn con gái tưởng chỗ nương tựa tuổi già lại phát bệnh bại liệt”. Ai nói người mù ít nước mắt, nhưng tôi đã thấy từng giọt nước mắt lặng lẽ chảy ra, lăn dài trên gương mặt già yếu.
Bà kể mình tên Nguyễn Thị Yến. Ngày xưa, ông nhà Bùi Văn Hựu làm nghề thợ may ở phố Bảo Khánh, thương vợ gánh vác hết gia đình. Bà chỉ lo cơm nước và chăm sóc con cái. Năm 1991, ông bệnh rồi về với tổ tiên. Lúc ấy, bà đã già yếu lắm rồi, nhưng vẫn phải bươn chải ra ngoài đỡ đần con cháu nghèo khổ. Bà mở quán phở, ít khách nên phải cố thức bán suốt đêm. Và mắt bà yếu dần, rồi mù từ dạo ấy.
" Cứ thấy tôi đi bán về là nó lại mừng rỡ, cười vui. Nó dù thế nào cũng là hạnh phúc của tôi" Không thể chạy chợ, nấu nướng, bán phở được nữa, bà cụ vẫn không đành ngồi nhà để khổ con cháu. Bà bòn mót những đồng tiền dành dụm, mua vài chai nước suối, gói kẹo, bánh thuốc lào và ấm nước chè ra hè phố ngồi bán cho khách qua đường. Hàng xóm biết chuyện, thi thoảng hút giúp điếu thuốc hay uống cốc chè 200 đồng. Nhưng đa số khách qua đường lại không để ý vì bà cụ gầy gò, nhỏ bé quá, mắt lại mù nên phải ngồi nép vào gốc cột điện. Cô con gái thương mẹ bắt về. Bà chỉ gạt nước mắt: “Mẹ không thể làm khổ các con!”.
Chuyện buồn của đời bà cụ lại ập đến khi người con trai khéo tay làm thợ điện mà cụ hi vọng nhất phát bệnh ung thư rồi mất. Người vợ góa nuôi hai con thơ đã quá khó khăn, chẳng thể chia sẻ được với mẹ chồng. Ít lâu sau, con trai kế vốn bẩm sinh đã yếu ớt lại bị tai nạn trong lúc làm việc ở nhà máy nước. Anh té va vào ống sắt làm gãy xương, chấn thương nội tạng, rồi mất sức hẳn nên đành ở nhà trông chờ mẹ già và vợ vốn cũng đã yếu sức vì bệnh tim. Tuy nhiên, ông trời vẫn chưa chịu dừng với bà cụ.
Một đêm đông, cô con gái cả Bùi Thị Nga sinh năm 1952 đang làm công nhân may thì đột ngột ôm chân kêu đau. Rồi chân cô cứ yếu dần đến lúc phải đi bằng tay như bò. Tan nát ruột gan trước nỗi đau bất ngờ của con gái, cụ gạt nước mắt cố xoay xở chạy chữa khắp nơi cho con. Nhưng bệnh tình vẫn không bớt mà càng nặng thêm, cô Nga phải nằm liệt ở nhà trông chờ vào người mẹ già yếu.
Con vẫn là hạnh phúc của mẹ
Mắt mù, cụ phải nhờ những người tốt bụng dẫn qua đường -Ảnh: Quốc Việt“Đời con Nga bất hạnh, ông trời bắt phải gánh chịu nhiều khổ sở, nhưng vẫn thương mẹ lắm. Cứ thấy tôi đi bán về là nó lại mừng rỡ, cười vui. Nó dù thế nào cũng là hạnh phúc của tôi”. Bà Yến âu yếm kể chuyện người con gái đã 56 tuổi y như nói về đứa con thơ dại mà ngày nào bà còn ẵm bồng. Tôi ngậm ngùi lặng lẽ nhìn từng giọt nước mắt cứ lăn dài theo nỗi lòng thổn thức của người mẹ 86 tuổi khi nhắc về con.
Bốn người con của bà giờ chỉ còn anh con trai út khỏe mạnh, làm bảo vệ. Nhưng dù thương mẹ, xót chị, lương ba cọc ba đồng của anh vẫn không đủ chia sẻ nỗi lo của mẹ. Và bà bất kể ngày hè nóng bức hay đông rét vẫn cố ra đường, ngồi đợi khách bên giỏ hàng nghèo nàn. Không thể tự lần mò đi được, bà phải nhờ người dẫn đường. Thường anh con trai bị tai nạn, ốm yếu đưa mẹ đi. Hôm nào anh đi không nổi thì cô Dung hàng xóm dẫn bà cụ sang đường. Cuộc đời cô hàng xóm này cũng lắm bất hạnh nên đã cảm thông và trở thành người thân thiết với bà.
Ngày trước, khách du lịch còn vắng nhưng cũng ít hàng rong nên bà cụ vẫn bán được chút hàng. Gần đây, người quê lên bán lặt vặt ngày càng nhiều nên khách cụ vắng dần. Góc ngồi ban ngày của cụ là cái kẹt dưới hai chân cột điện đầu phố Bảo Khánh. Cụ giăng tấm bạt rách trên đầu và cứ lặng lẽ ngồi đó từ sáng đến tối. Ngày nắng đỡ khổ, hôm mưa mà nhất là mưa đông rét buốt, tấm bạt rách rưới không che chở được cho cụ.
Nhiều đêm trở về cụ đổ bệnh, sốt li bì. Ngậm ngùi hơn, những người chạy xe ôm và cả ôtô của khách cũng vô tình đậu che kín góc cột điện. Bà cụ mắt mù không thấy, cứ âm thầm ngồi bên giỏ hàng và chẳng có người khách qua đường nào nhìn thấy. Nhiều lần đội trật tự định dọn dẹp tấm bạt nhếch nhác, nhưng thương cảnh đời bà cụ nên đành thôi.
Ngày may mắn bà kiếm được 20.000-30.000 đồng tiền lãi bán vài chai nước, gói thuốc. Thi thoảng được thêm chút tiền lẻ nhờ khách tốt bụng không lấy tiền thối. Còn thường cụ chỉ kiếm được 10.000-15.000 đồng mỗi ngày. Số tiền này cụ dành hết để lo cho người con gái bại liệt và phụ con trai trả 400.000 đồng tiền thuê cái góc bếp 16m2 ở phố Bạch Đằng để ở. “Tôi già rồi đâu có nhu cầu gì nhiều. Chỉ thương con cháu khổ quá”.
Cô Dung ngồi bên kể với tôi bữa cơm của bà cụ thường chỉ có 3.000 đồng. Cụ mua cơm không ở quán, chấm muối vừng mang theo. Ngày đông mưa dầm, vắng khách, cụ hay nhịn bữa để dành tiền mua mì gói và quả trứng cho người con gái bại liệt. Vừa rồi địa phương xét cảnh khổ, mỗi tháng cấp cho cụ và cô con gái tật nguyền 300.000 đồng, nhưng số tiền nhỏ này chỉ có thể san sẻ được phần nào tiền thuê nhà.
Đêm đông, gió càng trở rét. Một khách qua đường ái ngại mua chai nước khoáng và tặng thêm bà cụ 10.000 đồng. Cụ xúc động nói sẽ dành mua lạng thịt cho con. Những giọt nước mắt lại lăn dài trên gương mặt già yếu đã 86 năm cuộc đời.
Thương con, mẹ đâu kể tháng ngày

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2008

Hôm nay CB nhận bằng tốt nghiệp !!


- Hôm nay ngày 28-11-08, CB nhận bằng tốt nghiệp.
- CB có việc làm ổn định làm tôi cũng yên tâm, nhưng người làm ở SG người ở BH cũng khó tính lắm đây.
- Hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả.

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2008

24-11-2008, đi uống cà phê với Nhung, Thủy, Đức, Minh Anh !


- Đang tính tranh thủ nấu cơm ăn sớm để đi học bài thì Nhung điện rủ đi uống cà phê với Đức, Minh Anh, Thủy. Thế là tiêu một buổi rồi nhưng ưu tiên bạn bè mà, lâu rồi không gặp. Đi thôi.
- Cũng vui nhưng thấy bọn nó học dữ quá, đứa nào cũng học vawn bằng 2, Hủi thì đang học cả văn bằng 2 lẫn cao học, thấy mình xấu hổ quá, chẳng học được thêm tí gì.
- Thôi, không có điều kiện thì tự học vậy, mình có Internet mà nhỉ?
- Ráng lên đi, vừa lo việc lớn được vừa học được mới hay chứ.

Hôm qua, chủ nhật ngày 23-11-2008, về nhà.


- Về nhà thấy mẹ lại bệnh, bố đã bệnh rồi nay mẹ lại bệnh nữa,thấy lo cho bố mẹ quá, nhà lại không có ai. Có anh Hải ở nhà nhưng chẳng biết mấy bữa trước ổng có ở nhà không nữa. Bố mẹ đã đến tuổi già rồi nên bệnh suốt thôi. Lo ghê.
- Cứ như vậy làm mình cứ nghĩ về Long Khánh làm, nhưng về đó có phát triển được gì không, có quen biết với ai nhiều đâu. Lương bổng sống nổi không vì thời điểm này mình rất cần tiền lo việc lớn.
- Nhưng không về thì với tình trạng sức khỏe như bố mẹ hiện nay thì rất là không ổn. Đau đầu quá à !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
- Ước gì ông Hải lấy vợ và lấy được bà tốt tính thì tuyệt nhỉ, mình sẽ yên tâm công tác hơn.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2008

Địa chỉ Blog của mấy đứa bạn thân.

Cua Huynh Thi Diem Mai :
http://blog.360.yahoo.com/blog-souMvQU5b6L4DBF7m9Jsq88-;_ylt=Ase4UJC70F_2lw.9VSs9Th.0AOJ3?cq=1

Thứ 3 - ngày 18-11-08 lại là ngày buồn !!

- Thực ra chính xác là ngày hôm qua mình biết tin rồi nhưng mình không muốn nó ảnh hưởng tới việc vui của mình nên dời lại ngày hôm nay vì hôm nay mình nghĩ đến nó nhiều hơn.
- Người anh mà mình ngủ và làm việc chung cả năm trời , hiền và rất siêng năng (theo mình tiếp xúc lâu, cảm nhận như thế) lại phạm một sai lầm chết người, mà đúng là chết người thật.
- Một sự tiếc nuối rất lớn em dành cho anh và sự lo lắng về cuộc sống sau này của chị và các cháu, thật sự họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi anh như vậy. Sao anh ko suy nghĩ đến họ khi anh làm như vậy nhỉ???
- Em buồn cả tuần nay va nhiều khi ngủ vẫn nghĩ tới anh mà buồn. Đau xót cho anh quá.
...................... Nếu thời gian có thể quay trở lại được nhỉ, nếu em vẫn ở dưới đó làm, chắc anh sẽ nói cho em nghe những điều anh bức xúc trong lòng và có thể em sẽ giúp cho anh tìm được cách giải quyết tốt đẹp hơn nhiều phải ko anh của em, anh Trường già?...........................

Thứ 2 - ngày 17-11-08 là ngày khá mệt mỏi nhưng cũng vui !

- Hôm nay mình mới biết la làm người mẫu cũng khổ thật đấy chư không sung sướng gì đâu.
- Đi làm về đã mệt còn chạy về Biên Hòa chụp hình đến khuya, mệt thật nhưng cũng vui.
- Hy vọng là hình đẹp và không chụp lần thứ 2 nữa, hihihihihi !!!

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2008

Notes : Hãy xem lại lịch học và làm việc của mình, Mr Kiên nghĩ đang có vấn đề trong cách học và làm việc của bạn đó !

- Củi nè :
Thật không dễ để áp cho mình một thời gian biểu học tập và làm việc nhưng cậu nghĩ cậu sẽ làm được phải không Kiên củi, cậu còn nhiều việc phải làm trong thời gian tới lắm đấy.
Tớ và nhiều người nữa đang kỳ vọng ở cậu rất nhiều đấy, hãy ráng lên nhé.
Tặng cậu bài thơ bố tớ hay dạy tớ nè :



KHUYÊN CON
Đạo học mênh mông sánh biển trời
Khuyên con gắng học chớ nên chơi
Thời giờ đâu dễ tiền mua được
Cơm áo đành rằng đã có nơi
Sách vở dùi mài công khảo cứu
Bạn bè hơn thiệt chớ đua hơi
Một mai danh giá ai bì kịp
Rạng mặt non sông tỏ với đời ./.

H.T.K

Địa chỉ nghe nhạc rất hay, hy vọng các bạn sẽ thích.

Nghe nhạc là một thú tiêu khiển rất tốt.
Có thể bạn hát không hay nhưng hãy hát bằng tất cả cảm xúc những ca khúc mình yêu thích bạn nhé. Bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt.
Chúc các bạn luôn vui vẻ.
À quên, địa chỉ trang web nữa chứ :
http://www.loidich.com/?do=loidich&act=detail&id=65

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2008

Sach gi cung co trong tu day, de down de doc.

http://www.3c.com.vn/Zone/vn/hotrokhachhang/ebooks/ebksachtonghop/Trang-11.html

Today is 05-11-08, I have a happy news !!!

- Today is a lucky day, Cui Bap has a good job. She is very very happy. It means the same to me. I won't worry about her work.